Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Nhu cầu dịch thuật tiếng Trung Quốc tại Việt Nam không bao giờ giảm

Trung Quốc là một trong số những quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, chỉ trong vòng 30 năm từ 1978 - 2008, nền kinh tế Trung Quốc luôn phát triển ở mức 2 con số và trở thành cường quốc đứng thứ 2 thế giới, sau Hoa Kì. Theo dự đoán, đến năm 2025, Trung Quốc sẽ sớm soán vị trí số 1 của Mỹ và sự ảnh hưởng của Trung Quốc đã lan rộng ra khắp các châu lục và trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Hơn 20 năm qua, Trung Quốc là một nhà đầu tư lớn cho Việt Nam và Việt Nam là một trong những thị trường tiêu thị sản phẩm lớn nhất của Trung Quốc, chúng ta có thể thấy các sản phẩm từ đồ điện tử, đồ gia dụng, dụng cụ sinh hoạt đều là hàng của Trung Quốc. Do đó, nhu cầu về hợp tác và phát triển giữa 2 quốc gia ngày càng được đẩy mạnh, song song với đó là nhu cầu học và dịch thuật tiếng Trung Quốc ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Trung Quốc là một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới

Việt Nam và Trung Quốc là 2 quốc gia láng giềng


Có thể nói rằng, nếu so với tiếng Hàn và tiếng Nhật thì tiếng Trung Quốc sẽ dễ học hơn, vì 2 thứ tiếng kia có cùng chung quy tắc tượng hình. Tiếng Trung Quốc, xét về ngữ âm khá giống với tiếng Việt, chỉ khác là nó lả lướt và bẻ gãy hơn trong khi đó tiếng Việt khá thẳng và thô cứng. Trong những năm gần đây, vì vấn đề liên quan đến việc tranh chấp chủ quyền giữa 2 quốc gia đã khiến cho việc hợp tác kinh tế, văn hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc có giảm xuống, và nhu cầu dịch thuật tiếng Trung Quốc tại Việt Nam vì vậy mà cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, dù 2 nước có xảy ra mẫu thuẫn gì đi chăng nữa thì cũng không ảnh hưởng gì đến 2 quốc gia, bởi những nguyên nhân sau:

Đầu tiên, không có sự ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, Trung Quốc là một thị trường chuyên cung cấp các nguyên liệu thô, công nghệ gia công giá rẻ. Trong khi đó, Việt Nam là một thị trường tiêu thụ lớn của Trung Quốc.

Thứ 2, Trung Quốc và Việt Nam là 2 nước láng giềng, có chung đường biên giới hơn 1000 km, cùng khai thác và sử dụng trong vùng biển Đông.

Nhu cầu dịch thuật tiếng Trung sẽ không bao giờ giảm xuống

Thứ 3, Việt Nam và Trung Quốc có nhiều nét tương đồng về văn hóa, là 2 quốc gia trong số ít các nước cộng sản còn sót lại. Cả 2 nước đều mở cửa và đã trở thành nền kinh tế thị trường, trong đó nền văn hóa của Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ Trung Quốc.

Thứ 4, số lượng người Hoa sinh sống và làm việc tại Việt Nam là khá nhiều (gần 1 triệu người), nếu tính cả lực lượng lao động nhập cư từ Trung Quốc nữa thì con số này sẽ nhiều hơn, họ chính là cầu nối cho sự hợp tác và phát triển giữa 2 quốc gia.

Với những nguyên nhân trên, chúng ta có thể thấy rõ ràng một thực tế rằng: khi nào Việt Nam và Trung Quốc còn có sự hợp tác và phát triển thì khi đó nhu cầu về dịch thuật tiếng Trung Quốc còn phát triển và thậm chí là mạnh hơn nữa.

Ngành dịch thuật trên thế giới phát triển như thế nào?

Trong xu thế hội nhập ngày nay, khoảng cách địa lý đã không còn là một vấn đề lớn đối với các quốc giữa nữa, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, đặc biệt là trong công nghệ hàng hải và hàng không, vấn đề này đã được giải quyết một cách nhanh chóng và gọn nhẹ. Và việc để không có bất kỳ rào cản nào về mặt ngôn ngữ, sự phát triển của các dịch vụ dịch thuật lần lượt ra đời nhằm đẩy mạnh sự hợp tác và giao lưu giữa các nước về mọi mặt của đời sống xã hội.

Dịch thuật ở các nước phát triển


Ngành dịch thuật tại các nước phương Tây đang phát triển mạnh mẽ

Tại các quốc gia, đặc biệt là ở phương Tây, họ có cả một kế hoạch dài hạn để phát triển ngành dịch thuật, coi phát triển dịch thuật là để xây dựng một đội ngũ tri thức phát triển mạnh mẽ trong tương lại. Họ thành lập cả một thư viện rộng lớn với kho tài liệu rất phong phú, đa dạng, đa ngôn ngữ, đa lĩnh vực. Điều này sẽ giúp các dịch thuật viên không phải mất nhiều thời gian để nắm bắt cơ bản những thành tự và tinh hoa văn hóa của nhân loại. Dịch thuật viên ở các nước phương Tây không bao giờ dịch các tác phẩm gốc, mà họ chủ yếu chỉ dịch các tác phẩm mang tính trí thứ cao, nó cho phép cung cấp kiến thức một cách dễ hiểu, chính xác, toàn diện và có hệ thống về từng lĩnh vực, từng ngôn ngữ.

Sự phát triển của ngành dịch thuật tại Việt Nam



Tại Việt Nam, ngành dịch vụ dịch thuật đang phát triển nhưng cũng gặp phải không ít khó khăn

Tại Việt Nam, ngành dịch vụ dịch thuật đã và đang phát triển mạnh mẽ. Với chính sách mở cửa và hội nhập toàn cầu hóa của nước ta dẫn đến có nhiều cơ hội hợp tác và phát triển giữa Việt Nam và các quốc gia ngày càng tăng cao. Trong đó, dịch vụ dịch thuật ngày càng đóng vai trò quan trọng của mọi vấn đề, đưa các nước có nền kinh tế đang phát triển tiến xa hơn về kinh tế, thu hẹp lại khoảng cách về văn hóa, xã hội và ngôn ngữ giữa các quốc gia. Tuy nhiên, ngành dịch thuật ở Việt Nam lại không có nhiều điều kiện để phát triển, cơ sở vật chất và đội ngũ dịch thuật viên không có điều kiện phát triển, dẫn đến khả năng tiếp thu nguồn tri thức và thành tựu ở các quốc gia khác bị hạn chế và tình trạng cung không đủ cầu xảy ra. Khi tiếp nhận dịch thuật một tác phẩm, dịch giả phải đọc đi đọc lại tác phẩm đó rất nhiều lần, rồi mới đi đến việc lên kế hoạch cho tác phẩm đó, cho nên việc đọc và cảm nhận toàn bộ nội dung, hàm ý của tác giả là rất quan trọng. Nó đóng góp một phần thiết yếu quyết định đến sự thành công của một tác phẩm.

Hi vọng trong một tương lai không xa, cùng với sự nỗ lực của các nhà nghiên cứu, các chuyên gia, dịch giả Việt Nam sẽ theo kịp bước phát triển dịch vụ dịch thuật của các nước trên thế giới, đóng góp mạnh mẽ giúp cho nền kinh tế Việt Nam đa dạng hóa và hội nhập sâu rộng trên toàn thế giới.

Tầm ảnh hưởng của tiếng Pháp đối với ngành dịch thuật

Ngành dịch thuật ngày càng phát triển, trong đó có dịch thuật tiếng Pháp là một dịch vụ được các công ty đầu tư và phát triển. Bởi hiện nay nhu cầu về học tập và làm việc tại Pháp của người Việt đang ngày càng tăng cao.

Dịch thuật tiếng Pháp là lĩnh vực có nhiều cơ hội phát triển trong xã hội hiện nay
Pháp là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất Châu Âu và thế giới, đặc trưng với hệ thống chăm sóc sức khỏe và dịch vụ y tế, trợ cấp của chính phủ Pháp đứng hàng đầu thế giới, khiến cho nhiều quốc gia phải mơ ước.

Pháp là quốc gia có nhiều ảnh hưởng trên thế giới


Tiếng Pháp là một ngôn ngữ gây nhiều ảnh hưởng đến các quốc gia và tổ chức quốc tế, là ngôn ngữ chính thức tại các quốc gia như Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ và các nước châu Phi như: Cameroon, Gabon, Lucxembourg, Monaco, Congo và nhiều quốc gia khác. Tại các sự kiện, hội nghị quốc tế, tiếng Pháp được sử dụng rộng rãi và phổ biến. Vậy tại sao tiếng Pháp lại có tầm ảnh hưởng quan trọng đến như vậy?

Trước tiên, xét đến nguyên nhân sâu xa thì Pháp từng là một đế quốc đi xâm lược các nước nhỏ hoặc những vùng đất giàu tài nguyên của các bộ tộc thổ dân, nhất là các nước châu Phi. Xâm chiếm thuộc địa đến đâu, Pháp dùng tôn giao và văn hóa của mình gây ảnh hưởng đến đó. Kết quả đó là các quốc gia tại châu Phi như Cameroon, Congo cùng một số bang nhỏ ở Mỹ và Canada chịu ảnh hưởng của tiếng Pháp, và nó trở thành ngôn ngữ chính thức tại đây.

Thứ hai, Pháp là một quốc gia phát triển toàn diện cả về kinh tế, văn hóa và quốc phòng. Vì vậy, quốc gia này có ảnh hưởng rất lớn trên đấu trường quốc tế. Tiếng Pháp được nhiều quốc gia đưa vào chương trình giảng dạy ở bậc Đại học và Trung học.

Pháp là một quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới

Theo ước tính của Ngân hàng thế giới WB, năm 2013 nền kinh tế của Pháp tăng trưởng 0,5%, đây là một con số khá cao đối với các nước phát triển cao, tổng thu nhập quốc dân đạt 1,661 tỷ USD, tổng thu nhập GDP đứng thứ 6 thế giới, chỉ số chống tham nhung đứng thứ 16/180 quốc gia trên thế giới.

Thứ 3, Pháp là một thành viên quan trọng trong các tổ chức lớn quốc tế, đặc biệt là ở Liên Hợp Quốc, Pháp là một trong những thành viên thường trực cùng với Anh, Mỹ, Nga và Trung Quốc. Đồng thời, tiếng Pháp được sử dụng tịa nhiều sự kiện của các tổ chức quốc tế.

Cuối cùng, theo nhiều người cho biết: tiếng Pháp khá dễ học, đặc biệt là hệ thống phát âm đặc trưng tiếng gió của ngôn ngữ Pháp.  Đây là một ngôn ngữ dễ học hơn so với tiếng Ý và tiếng Tây Ban Nha. Tuy nhiên, nó khó học hơn so với tiếng Anh và tiếng Trung Quốc.

Tiếng Pháp là một ngôn ngữ phổ biến trên toàn thế giới, nếu bạn có mong muốn hoạt động và gắn bó trong ngành dịch thuật, tiếng Pháp sẽ là ứng cử viên dành cho bạn. Bởi ngành dịch thuật tiếng Pháp đang dần phát triển tại Việt Nam.

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

Một số lưu ý khi học ngoại ngữ

Để học tốt một ngoại ngữ, bạn cần phải thử nhiều phương pháp và áp dụng phương pháp nào phù hợp nhất và hiệu quả nhất đối với bản thân. Bạn đang muốn nâng cao trình độ tiếng Anh của mình và làm việc trong lĩnh vực dịch vụ dịch thuật? Và sau đây là một số lưu ý mà bạn cần biết trong quá trình học ngoại ngữ, cụ thể ở đây là tiếng Anh.

1. Hãy xem các chương trình truyền hình, nghe đài, đọc báo bằng tiếng Anh, nếu có điều kiện bạn hãy nói chuyện với người bản xứ.

2. Sử dụng tiếng Anh ở nhiều môi trường khác nhau.

3. Bạn có thể chơi trò chơi bằng tiếng Anh hoặc tập hát, xem phim có phụ đề là tiếng Anh.

4. Khi nói chuyện, bạn hãy diễn đạt những câu nói của mình bằng mọi cách, kể cả dùng điệu bộ của bản thân.

Học giỏi tiếng Anh và làm việc trong lĩnh vực dịch thuật

5. Luôn luôn học tiếng Anh theo cụm từ, tránh việc học theo từng từ riêng biệt. Đặt chúng vào từng câu văn và ngữ cảnh cụ thể để học được cách sử dụng chúng.

6. Nên hỏi lại hoặc đề nghị người nói nhắc lại nếu bạn chưa hiểu rõ nghĩa của câu đấy.

7. Hãy tự tin khi nói và viết tiếng Anh, không nên sợ mắc lỗi.

8. Hãy áp dụng những cụm từ và cấu trúc mới học được trong nhiều tình huống khác nhau.

9. Muốn học tốt tiếng Anh, bạn hãy khoan học ngữ pháp. Bởi nếu trong quá trình nói tiếng Anh, bạn luôn tư duy theo lối mòn của các cấu trúc ngữ pháp sẽ làm cho câu nói của bạn không thể tự nhiên được.

10. Đọc những bài viết khác nhau theo cùng một chủ đề, tập nói và viết theo các chủ đề đó.

11. Trong quá trình đọc hoặc viết, bạn hãy cố gắng đoán nghĩa của từ căn cứ và nội dung của đoạn văn đó.

12. So sánh để hiểu được sự khác nhau giữa tiếng Anh và tiếng Việt.

13. Hãy cố gắng sắp xếp học tiếng Anh hàng ngày, đấy chính là chìa khóa then chốt mang đến thành công cho bạn. Đừng chăm chú vào những cuốn sách ngữ pháp, hãy nghe tiếng Anh hàng ngày nhiều hơn để nâng cao trình độ tiếng Anh của bản thân.

Để học tốt tiếng Anh, bạn nên học theo một nhóm bạn

14. Hãy tự sửa lỗi của mình trước khi được người khác sửa dùm cho.

15. Học theo nhóm hoặc với một người bạn nữa là tốt nhất

16. Trong quá trình học tiếng Anh, bạn hãy học thật chậm, kỹ và sâu. Để nói lưu loát tiếng Anh, bạn phải ôn tập lại những bài cũ và nghe đi nghe lại thật nhiều lần.

17. Học thuộc những quy tắc ngữ pháp, từ mới hoặc các đoạn hội thoại mẫu.

18. Để học tốt ngữ pháp tiếng Anh, bạn hãy đọc thật nhiều truyện. Đây là một cách học ngữ pháp khá hiệu quả mà không làm bạn nhàm chán. Cụ thể: khi đọc một mẩu truyện tiếng Anh nào đó, bạn hãy thử kể lại bằng thì quá khứ, hoàn thành, tương lai, hiện tại. Khi bạn làm thành thạo công việc này thì tiếng Anh đã trở thành một bản năng của bạn.

19. Đọc báo và xem phim, tạp chí bằng tiếng Anh. Bạn có thể nghe được người bản xứ đang nói gì, bên cạnh việc trau dồi tiếng Anh học thuật, bạn hãy dành thời gian nghe và đọc tiếng Anh trên báo đài, tivi và phim ảnh. Hãy xem đó là những cơ hội được tiếp xúc với người nước ngoài mà thực tế là bạn chẳng mấy khi có được.

20. Nghe băng đĩa và tập viết chính tả bằng tiếng Anh thường xuyên.

Luyện tập thường xuyên là cách để nâng cao trình độ tiếng Anh

21. Hãy áp dụng các phương pháp trên trong vòng từ 2 - 3 tháng, bạn sẽ biết ngay kết quả học tập của mình.

22. Nghe và trả lời, chứ không nghe và lặp lại. Đừng chỉ nghe  không và lặp lại những gì mà bạn đã được học qua sách vở, băng đài. Hãy đặt mình vào vị trí của người trả lời để đáp lại câu hỏi mọt cách nhanh nhất. Khi bạn có thể ứng biến trong các trường hợp một cách dễ dàng, việc nghe nói tiếng Anh đã không còn làm khó bạn được nữa.

Với những lưu ý trên, hy vọng rằng các bạn sẽ áp dụng một cách đúng đắn và hợp lý để mang lại những kết quả khả quan nhất trong quá trình học tiếng Anh của mình. Và khi đã học giỏi tiếng Anh rồi thì con đường mà bạn đến với lĩnh vực dịch thuật không còn quá xa nữa.

Chúc các bạn thành công!

6 bí quyết để thành công trong nghề biên dịch

Muốn trở thành một biên dịch viên tài năng và thành công, bạn sẽ phải trải không ít khó khăn, gian khổ và đặc biệt là chính bạn phải có những kỹ năng nhất định để thành công trong lĩnh vực dịch thuật.

Bí quyết để thành công trong lĩnh vực dịch thuật

1. Khả năng ngoại ngữ


Đây là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất giúp bạn đến với con đường dịch thuật. Có năng khiếu học ngoại ngữ, bạn sẽ tiếp thu rất nhanh, đam mê và yêu ngôn ngữ của mình học, bạn sẽ học tốt ngôn ngữ đó. Năng khiếu ấy sẽ giúp bạn nhanh chóng đi đến việc được trúng tuyển vào những cơ sở đào tạo ngoại ngữ tốt nhất. Khi đã vào hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ dịch thuật, có năng khiếu ngoại ngữ bạn sẽ nhanh chóng cập nhật được những từ vựng, khái niệm và thuật ngữ mới.

Tuy nhiên, năng khiếu lại thuộc về phạm trù của tạo hóa, không phải ai cũng được tạo hóa trao cho đặc ân này. Nhưng nếu như có tu dưỡng, rèn luyện cho năng khiếu ấy trở thành tài hay không, điều này lại hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của chính bản thân con người. Nếu bạn chủ quan, không liên tục cập nhật những kiến thức mới, bạn sẽ bị lạc hậu so với bạn bè, đồng nghiệp.

2. Trí nhớ tốt


Trí nhớ tốt sẽ giúp người học ngoại ngữ dễ dàng học từ vựng, cấu trúc ngữ pháp với khối lượng lớn.

Hoạt động trong lĩnh vực dịch thuật, dù là dịch nói hay dịch viết, khả năng diễn đạt cũng là một trong những yếu tố đưa bạn đến thành công. Sẽ không có một công ty phiên dịch hay cơ quan nào có thể chấp nhận một người dù kiến thức về ngôn ngữ uyên thâm, nhưng lại nói mãi chẳng thành câu hay diễn đạt dài dòng và lộn xộn.

Trí nhớ tốt là khả năng để bạn nhớ từ vựng, cấu trúc ngữ pháp và nhiều thứ nữa

3. Biết tổ chức công việc


Không chỉ riêng trong công việc dịch thuật mà những công việc trong các lĩnh vực khác,biết tổ chức công việc một cách khoa học sẽ mang đến hiệu quả cao. Bạn nên ghi chép đều đặn các từ mới, cách dùng những từ đó theo một trật tự. Với những cuốn cẩm nang của bản thân, bạn có thể lưu trữ lại những kiến thức cần thiết để tham khảo và sử dụng một cách nhanh chóng và tiện lợi.

4. Kiên trì và chăm chỉ


Làm việc bất cứ trong ngành nghề nào cũng vậy, trong lĩnh vực dịch thuật, bạn không thể thành công nếu không có sự kiên trì và chăm chỉ. Liên quan đến ngoại ngữ, đến cả một nền văn hóa, chúng không phải là một công việc dễ dàng. Người dịch cần phải kiên trì học tập, luôn tìm tòi và học hỏi để nâng cao nghiệp vụ. Nhiều khi để có một bản dịch tốt, người dịch phải tham khảo nhiều loại từ điển, tài liệu khác nhau để tìm ra cách dịch đúng đắn và phù hợp.

Từ điển chính là những tài liệu thực sự cần thiết đối với những người hoạt động trong lĩnh vực dịch thuật. Một cuốn từ điển hay sẽ giúp bạn cập nhật những thông tin mới nhất về từ vựng, giúp bạn ổn định và nâng cao trình độ chuyên môn.

Không chỉ riêng ngành dịch thuật mà trong tất cả các lính vực, kiên trì và chăm chỉ là yếu tố mang lại sự thành công cho bạn

5. Nhanh nhẹn, năng động, tự tin


Nếu là một phiên dịch viên, những phẩm chất này sẽ là điểm cộng cho bạn. Nhanh nhẹn, năng động, tự tin giao tiếp với đám đông, cập nhật nhanh những kiến thức mới sẽ giúp bạn đối phó được với những tình huống khẩn cấp.

Trong quá trình dịch thuật, khi gặp một từ ngữ khó và bạn chưa gặp bao giờ, mà từ đó là từ khóa mang ý nghĩa bao quát cho cả câu văn, bạn sẽ phải làm thế nào? Lúc này, sự nạy bén và nắm bắt được vấn đề sẽ giúp bạn hiểu được người nói đang cần bạn truyền đạt điều gì?

6. Giỏi tiếng Việt


Hầu hết, chúng ta đều nghĩ rằng mình thông thạo tiếng Việt, chẳng hề đơn giản như vậy bạn ạ? Để có thể làm chủ một ngôn ngữ, nó không hề dễ dàng, ngay cả khi đó là tiếng mẹ đẻ của bạn. Rất ít người có thể chắc chắn rằng mình nói chuẩn và hay tiếng Việt mẹ đẻ.

Muốn hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ dịch thuật, muốn có khả năng dịch thuật giỏi, bạn phải sử dụng nhuần nhuyễn tiếng Việt để diễn đạt thật trong sáng khi dịch xuôi và truyền đạt thật chính xác cái hồn Việt khi dịch ngược.

Để học giỏi tiếng Việt, bạn cần dành nhiều thời gian để học môn Văn và tiếng Việt trên nhà trường. Các tác phẩm văn học nước ngoài, tác phẩm văn học được dịch thuật thành công của các dịch giả hay đọc sách là một số phương pháp mà bạn có thể áp dụng để trau dồi khả năng sử dụng tiếng Việt của bạn.

Khắc phục và sửa chữa những thói quen xấu của mình để công việc dịch thuật của bạn diễn ra suôn sẻ

7. Một số lưu ý


- Bạn khó có thể diễn đạt những suy nghĩ của mình để người khác hiểu, bạn không thể nhớ một đống từ mới, các cấu trúc ngữ pháp lắm thì, nhiều thể.

- Việc đọc những cuốn sách về văn hóa, lịch sử, khoa học là cả một cực hình đối với bạn.

- Bạn quan niệm rằng, việc đến đâu hay đến đó, không phải tìm hiểu và chuẩn bị trước.

- Bạn mắc phải tật về nói ngọng hoặc nói lắp.

- Bạn nói và viết tiếng Việt sai chính tả và chẳng muốn sửa những lỗi đó. Bạn nghĩ rằng, chắc là mình cũng không sửa được đâu?

- Bạn suy nghĩ rất vô tư rằng, mọi thứ trên đời cứ trôi qua một cách nhanh chóng và không hề đọng lại một chút gì để bạn có thể phân tích và tìm hiểu.

- Bạn rất ít khi truyền đạt chính xác lại lời nói của người khác đúng đến 30%.

Tất cả những lỗi này bạn cần phải khắc phục nếu bạn muốn làm việc trong một dịch vụ dịch thuật chuyên nghiệp, những lỗi nhỏ có thể dẫn đến nhiều sai sót và bạn chẳng thể biết được rằng, hậu quả mà nó để lại là bạn sẽ không đi đến đâu trong con đường dịch thuật của chính mình.

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

Tổng quan về nghề phiên dịch

Phiên dịch hiểu một cách đơn giản là việc chuyển một chữ, một câu, một văn bản (nói hoặc viết) từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác mà không làm thay đổi nghĩa của chúng. Phiên dịch viên là người chuyên làm công việc chuyển các văn bản (nói hoặc viết) từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác một cách chính xác, giúp những người không cùng sử dụng một ngôn ngữ có thể hiểu nhau.

Công việc chính của phiên dịch viên


Dựa vào hai loại hình giao tiếp cơ bản của con người (nói và viết), có thể chia công việc của người phiên dịch thành hai dạng: phiên dịch nói và phiên dịch viết.

+ Phiên dịch nói: là việc chuyển đổi văn bản nói từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Người dịch sẽ phải chịu sức ép khá lớn về thời gian, họ phải có phản ứng rất nhanh và hầu như không có thời gian để suy nghĩ.

Hình thức dịch đồng thời thường được sử dụng trong các hội nghị, hội thảo mang tầm vóc quốc tế. Khi dịch, các phiên dịch viên phải ngồi ở một phòng kín cách âm, dịch qua micro, nghe qua tai nghe và dịch đồng thời với người nói.

Phiên dịch viên thường xuyên phải làm việc dưới áp lực cao

Phiên dịch đuổi là hình thức mà người dịch sẽ dịch ngay sau khi người nói kết thúc một câu hoặc một đoạn văn ngắn.

+ Phiên dịch viết: là công việc chuyển từ một văn bản viết từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Người dịch sẽ không phải chịu sức ép thời gian căng thẳng hay yêu cầu phải phản ứng tức thì như ở hình thức phiên dịch nói. Tuy nhiên, ở hình thức dịch này sẽ đòi hỏi độ chính xác cao và khả năng của người dịch phải trôi chảy hơn.

Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp


Những người làm công việc phiên dịch sẽ được đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người, được tham gia vào các hoạt động chính trị mang tầm cỡ quốc tế, có nhiều cơ hội để phát triển nghề nghiệp. Nếu phiên dịch viên là một người tinh thông ngoại ngữ, sử dụng nhuần nhuyễn tiếng Việt thì sẽ có rất nhiều cơ quan, tổ chức, các công ty phiên dịch sẵn sàng bỏ ra một khoản chi phí lớn để có thể mời bạn về làm việc. Nhưng mặt trái của công việc phiên dịch, đó là người dịch sẽ thường xuyên phải đối mặt với nhiều áp lực nặng nề.

Bạn sẽ có cơ hội việc làm trong ngành phiên dịch rất nhiều

Trong bối cảnh hội nhập với thế giới, nghề phiên dịch lại cần thiết hơn bao giờ hết. Bạn có thể làm việc ở: các công ty phiên dịch, làm phiên dịch tự dó, làm việc tại các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các bộ ban ngành sử dụng hệ thống các biên – phiên dịch viên, đặc biệt Bộ Ngoại giao là cơ quan tập trung nhiều các phiên dịch viên có chuyên môn giỏi nhất trên toàn quốc,….

Phẩm chất và kỹ năng cần thiết


Những kỹ năng cần thiết của một phiên dịch viên

Để có thể hoạt động tốt trong nghề phiên dịch, người dịch phải thường xuyên trau dồi và rèn luyện mọi kỹ năng cần thiết.

+ Năng khiếu về ngoại ngữ

+ Giỏi tiếng mẹ đẻ, sử dụng nhuần nhuyễn tiếng Việt

+ Có trí nhớ tốt, khả năng diễn đạt lưu loát và chặt chẽ

+ Kiên trì, chăm chỉ và ham học hỏi

+ Biết tổ chức công việc một cách khoa học


+ Nhanh nhẹn, nhạy cảm và luôn tự tin với công việc

Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

Phương pháp học phát âm tiếng Anh hiệu quả

Phát âm tiếng Anh chuẩn là kỹ năng mà bất kỳ người học tiếng Anh nào cũng mong muốn đạt được. Tuy nhiên, để làm tốt việc phát âm tiếng Anh chuẩn, người học sẽ phải áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để phù hợp với khả năng của mình.

Đọc nhiều


Hãy đọc to lên từ vựng trong một cuốn sách, quyển truyện hay cuốn tạp chí nào đó. Mặc dù nó có vẻ rất buồn cười, nhưng có một thực tế là nếu bạn càng nói to bao nhiều thì bạn có thể dễ dàng nghe được giọng của mình rõ hơn và khi đó bạn có thể dễ dàng nhận ra điểm sai của mình để sửa chữa. Trong quá trình học tiếng Anh, bạn có thể sử dụng một chiếc máy ghi âm để ghi và nghe lại những gì mà mình nói, nhằm để phát hiện ra lỗi sai và chỉnh sửa kịp thời.

Đọc nhiều là cách để bạn học tiếng Anh hiệu quả

Ví dụ trong đoạn văn: “In a city of secret economies, few are as vital to the life of New York as the business of nannies, the legions of women who emancipate high-powered professionals and less glamorous working parents from the duties of daily child care”.  Bạn hãy đọc chúng trong khoảng 3 lần, bạn sẽ thấy các từ mà bạn sẽ phát âm tốt hơn rất nhiều.

Nghe và nhắc lại


Nghe tiếng Anh thường xuyên và lặp lại những gì mà người nói nói

Hãy nghe một đoạn văn được đọc chính xác. Có nhiều đĩa và chương trình dạy tiếng Anh bao gồm cả văn bản bằng tiếng Anh, bạn có thể đọc và nghe cùng 1 lúc. Lắng nghe và đọc cùng lúc để phát âm chính xác các từ trong đó. Khi bật đĩa lên, bạn hãy đọc và nói cùng với người đọc trong đĩa để học cách phát âm chính xác của họ.

Tập nói một mình


Nói chuyện một mình là cách mà bạn có thể phát triển khả năng phát âm tiếng Anh

Hãy tập nói chuyện một mình bằng tiếng Anh, khi nói 1 mình bạn sẽ tập được thói quen phát triển đúng những cử động của môi, lưỡi, hàm. Ví dụ:

Nguyên âm (vowels): lưỡi nằm giữa khoang miệng, và không chạm vào bất cứ bộ phận nào trong miệng.

Phụ âm (consonants): 3 nhóm:

+ môi (lips): để phát âm, 2 môi phải chạm nhau, ví dụ "M", "B", "P"; hoặc môi phải chạm răng, ví dụ "V","F".

+ sau răng (behind the teeth): lưỡi chạm phần sau của hàm trên, ví dụ "N", "L", "D",...

+ họng (throat): âm đi từ cuống họng (khi phát âm phải cảm thấy cuống họng rung), ví dụ "H", "K",...

Mỗi ngày chỉ cần dành ra khoảng 30 phút tập đều đặn thì sau một thời gian ngắn bạn sẽ thấy khả năng phát âm tiếng Anh của mình tiến bộ như thế nào.

Hỏi xin lời khuyên


Nếu có điều kiện, bạn hãy nhờ những người bản xứ nói tiếng Anh sửa lỗi cho khả năng phát âm của bạn

Nếu có bạn bè là người bản xứ, bạn hãy nhờ họ lắng nghe khi bạn nói. Hãy làm theo nhận xét mà họ chỉ cho bạn. Hãy sửa những lỗi cơ bản ngay sau đó để bạn có thể khắc phục nhanh chóng. Còn nếu không tìm được một người bản xứ nào, bạn có thể hỏi thêm các thầy cô giáo hoặc bạn bè học giỏi và nhờ họ giúp đỡ. Bạn sẽ thấy việc để người khác lắng nghe mình nói là điều rất cần thiết.

Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014

Cách đọc tài liệu tiếng Anh chuyên ngành hiệu quả

Sắp đến kỳ thi cuối học kỳ, bạn đang nghĩ cách làm thế nào để ngôn hết 400 trang tiếng Anh về Chuyên ngành Công nghệ thông tin. Không chỉ mỗi việc đọc hiểu mà bạn phải học thuộc lòng để làm bài thi nữa. Sau đây là kinh nghiệm học tiếng Anh chuyên ngành mà tôi có được.


Phương pháp học tiếng Anh chuyên ngành hiệu quả

1. Trước hết bạn nên lướt qua bài đọc xem nó có bao nhiêu mục và đọc kỹ tiêu đề


- Những bài đọc có phần summary, bạn nên đọc trước để có ý tưởng cơ bản về những gì mà mình cần phải đọc. Suốt thời gian đọc sau đó, bạn sẽ tập trung nhiều hơn vào những gì mà tác giả đã ghi lại trong phần summary, bởi đây chính là những phần quan trọng nhất.

- Thử gấp sách lại và tự hỏi ý của tác giả muốn nói gì trong bài viết mình.

2. Không đọc thành tiếng vì kiểu đọc này sẽ làm bạn rất mất thời gian


- Khi đọc bạn không cần phải dịch ra tiếng Việt, bởi nó sẽ hình thành một thói quen học tiếng Anh rất xấu. Đối với những người chưa có kinh nghiệm trong việc đọc tài liệu chuyên ngành bằng tiếng nước ngoài thì việc dịch nghĩa ra tiếng Việt là cần thiết, nhưng sau đó họ phải thay đổi thói quen này.

- Trong quá trình đọc, nếu bạn gặp phải một từ nào đó mà không biết nghĩa. Bạn không phải dừng lại để tra từ điển, vì làm vậy bạn sẽ quên hết những gì mà mình vừa đọc, hãy dựa vào nội dung mà bạn đã đọc để đoán nghĩa của từ mới đó.

- Sau khi đọc xong một đoạn, bạn hãy ghi lại nghĩa của những từ mà bạn chưa biết và cố gắng học thuộc số từ đó, để lần sau gặp thì bạn sẽ không phải sử dụng từ điển nữa.


Khi đọc tài liệu tiếng Anh chuyên ngành, bạn không nên đọc to lên mà hãy đọc bằng mắt

3. Đọc theo ý


Các nghiên cứu cho thấy, khi đọc, mắt của chúng ta luôn dừng lại sau những câu chữ trong một dòng. Số lần dừng của người đọc chậm nhiều hơn so với người đọc nhanh. Việc dừng nhiều lần như vậy không chỉ làm cho bạn đọc chậm lại mà còn cản trở khả năng nắm bắt vấn đề, do ý nghĩa thường đi theo cả câu hay cụm từ chứ không phải từng chữ một. Hãy cố đọc theo những nhóm từ, đọc hết những câu hoàn chỉnh và những câu có tính bổ nghĩa.

4. Không nên đọc một câu nhiều lần


Đọc một câu nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học tập của bạn

Thói quen đọc một câu nhiều lần là của những người học kém, cách học này sẽ làm tăng tăng gấp đôi, thậm chí là gấp 3 thời gian đọc và không cải thiện được mức độ thông đạt. Tốt nhất là cố tập trung ngay từ lần đầu tiên để đạt hiệu quả tốt nhất.

5. Thay đổi tốc độ đọc nhằm thích ứng với độ khó và cách viết trong bài đọc


Bạn hãy tích cực thay đổi tốc độ đọc để thích ứng với độ khó của sách chuyên ngành

Người đọc kém thường có tốc độ đọc chậm. Người đọc hiệu quả thường đọc nhanh phần dễ và chậm lại ở phần khó. Trong một bài đọc, chúng ta phải biết dừng lại ở những chỗ khó và lướt qua nhanh phần dễ, có những điều trong sách được viết ra không phải chỉ để đọc thoáng. Đối với những tài liệu pháp lý hay các bài viết khó, bạn cần đọc chậm lại. Các tài liệu về kinh tế và báo chí dễ hơn thì bạn có thể lướt qua nhanh.


Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

Nghề dịch thuật tự do

Làm việc ở một công ty dịch thuật sẽ khiến bạn có cảm giác như bị o ép về thời gian, trong khi đó bạn thích tự do hơn. Và sau một thời gian, bạn cảm thấy rằng mình cần tiếp cận đến nghề dịch thuật theo một cách khác, đấy chính là dịch thuật tự do. Tự do cho công việc của mình, bạn có thể sẽ rút ra thật nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý thời gian trong nghề này. Dưới đây sẽ là một vài lời khuyên rất hữu ích cho những ai muốn phát triển như một dịch thuật viên chuyên nghiệp hoặc nâng cao kiến thức về thị trường dịch thuật.

Nghề dịch thuật tự do


Ngày nay, không chỉ riêng những người làm trong ngành dịch vụ dịch thuật mà còn có nhiều dịch giả nghiệp dư, dịch thuật tự do đang tìm kiếm một công việc thứ 2, thứ 3 hoặc thứ 4.

Nếu bạn không muốn làm việc trong công ty dịch thuật, bạn có thể làm việc tự do

Thị trường dịch thuật quốc tế có những quy tắc, điều lệ rõ ràng và cụ thể. Mỗi khi tranh luận rằng các dịch giả chuyên nghiệp phải có vốn ngôn ngữ như một người bản địa, không có vấn đề gì khi người ta có thể nói hay tranh luận. Với “quy tắc vàng” này, liệu sẽ có những ai sẽ đồng ý, bởi làm thế nào về những người Thụy Sĩ sống trong các cộng đồng song ngữ, chẳng hạn như Biel? Hoặc người Phần Lan, những người có thể sống và đắm mình trong cả 3 ngôn ngữ Thụy Điển, Phần Lan và Nga? Họ có thể trở thành một người làm dịch thuật song ngữ, nhưng chắc chắn là không phải ngay lập tức. Dịch thuật hay phiên dịch đều đòi hỏi năng lực có thể hiểu nghĩa của tất cả các sắc thái, một từ có thể biểu đạt được trong một văn bản hay một bài phát biểu.

Do đó, chuyên môn và đào tạo là rất quan trọng, thực tế thì trên thị trường dịch thuật toàn cầu, số lượng các dịch giả chuyên nghiệp không bao giờ hạn chế. Thị trường lý tưởng cho các chuyên gia dịch thuật đòi hỏi là thị trường toàn cầu. Điều này có nghĩa là chỉ việc kết nối và sử dụng mạng Internet, bạn sẽ kết nối với tất cả các công ty dịch thuật trên toàn thế giới, tiếp cận với rất nhiều khách hàng và có thể tìm kiếm các dự án bên ngoài.

Kinh nghiệm từ môi trường dịch thuật quốc tế


Làm việc ở môi trường dịch thuật quốc tế, bạn luôn phải sẵn sàng làm việc thêm giờ và làm việc ngoài lịch làm việc hợp lý để cung cấp cho khách hàng bản dịch kịp thời, những người mong đợi để tiếp cận với bạn từ nhiều múi giờ khác nhau. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ không bỏ lỡ từng khoảnh khắc thời gian của bạn và của khách hàng. Công việc dịch thuật đòi hỏi bạn phải có tài phán đoán, để cho khách hàng biết bạn sẽ luôn sẵn sàng cho công việc và đây là kỹ năng mà một dịch giả chuyên nghiệp cần phải thích ứng.

Làm việc với các công ty dịch thuật quốc tế, bạn sẽ có khá nhiều kinh nghiệm trong ngành này

Những người làm dịch thuật tự do luôn làm theo cách nào tốt nhất để có được hợp đồng trực tiếp mà không phải qua bên trung gian nào cả, đồng nghiệp, văn phòng dịch thuật, công ty dịch thuật. Các lựa chọn tốt nhất là tìm một sự cân bằng giữa các khách hàng trực tiếp và gián tiếp từ các bộ phận khác nhau.

Hãy kiên trì và cố gắng để thâm nhập vào các công ty dịch thuật ở thị trường quốc tế, nó sẽ giúp bạn phát triển những kỹ năng trong nghề dịch thuật và nó sẽ mang lại niềm vui cho bạn trong một nghề nghiệp đầy thách thức này.